Vệ tinh CHASE nặng 550kg sẽ hoạt động ít nhất ba năm trên quỹ đạo cách bề mặt Trái đất 520 km. Vào khoảng giữa tháng 10, Trung Quốc có kế hoạch phóng vệ tinh quan sát mặt trời đầu tiên của mình từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, theo Wang Wei, Phó giám đốc Viện Kỹ thuật vệ tinh Thượng Hải thuộc Viện Công nghệ Du lịch Vũ trụ Thượng Hải. Vệ tinh H-Alpha Solar Explorer (CHASE) của Trung Quốc được thiết kế để duy trì quỹ đạo đồng bộ của Mặt trời cách bề mặt Trái đất 520 km trong ít nhất ba năm.
Trung Quốc dự định phóng vệ tinh Chinese H-Alpha Solar Explorer
Vệ tinh mang tên Chinese H-Alpha Solar Explorer (CHASE) nặng 550kg, được thiết kế để duy trì quỹ đạo đồng bộ Mặt trời ở độ cao 520km so với bề mặt Trái đất trong ít nhất ba năm. Đây sẽ là kính viễn vọng Mặt trời đầu tiên của Trung Quốc đặt ngoài không gian.
“CHASE được các kỹ sư tại viện của tôi thiết kế và chế tạo. Có nhiệm vụ thu thập dữ liệu quang phổ và hình ảnh của Mặt trời, kiểm chứng những công nghệ vệ tinh mới. Dụng cụ khoa học đặc biệt của nó là máy quang phổ hình ảnh H-alpha do Viện Quang học, Cơ học chính xác và Vật lý Trường Xuân thuộc Viện Khoa học Trung Quốc phát triển”, Wang nói. Ông cũng cho biết, vệ tinh có độ chính xác định hướng và độ ổn định bay cao.
“Nghiên cứu Mặt trời giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc; và sự phát triển của từ trường vũ trụ. Sự tăng tốc và phân bố của các hạt năng lượng và những hiện tượng vật lý khác. Ngoài giá trị khoa học, hiểu thêm về Mặt trời cũng giúp chúng ta tránh bị gián đoạn dịch vụ điều hướng và liên lạc do các hoạt động của Mặt trời. Bảo vệ phi hành gia và tàu vũ trụ tốt hơn”, Wang nói.
CHASE sẽ là vệ tinh đầu tiên chuyên quan sát Mặt trời
“Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới đài quan sát Mặt trời dưới mặt đất. Nhưng vẫn thiếu công cụ quan sát ở không gian. Vệ tinh mới được kỳ vọng sẽ cung cấp cho các nhà khoa học một nền tảng trên quỹ đạo. Để củng cố nghiên cứu về Mặt trời và cải tiến các công nghệ liên quan”. Wang bổ sung.
Một số vệ tinh Trung Quốc cũng mang thiết bị có thể thu thập dữ liệu về Mặt trời. Nhưng CHASE sẽ là vệ tinh đầu tiên chuyên quan sát ngôi sao này. Ngoài CHASE, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang phát triển một vệ tinh mang tên Advanced Space-Based Solar Observatory. Dùng để nghiên cứu các đặc điểm vật lý của Mặt trời.
Mỹ và châu Âu đã phóng hàng chục tàu vũ trụ chuyên dụng để quan sát Mặt trời. Ví dụ như Tàu thăm dò Mặt trời Parker và STEREO, theo Pang Zhihao; nhà nghiên cứu tàu vũ trụ đã nghỉ hưu tại Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc. Ông cho biết, các vệ tinh quan sát Mặt trời của Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực khoa học. Và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghệ cao.
Năng lượng Mặt Trời không gian
Trong suốt thời gian dài, khái niệm xây dựng trạm năng lượng không gian do nhà khoa học Nga Konstantin Tsiolkovsky lần đầu tiên đưa ra vào những năm 1920. Đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà văn. Một thế kỷ sau, các nhà khoa học đã đạt được những bước tiến lớn trong việc biến ý tưởng này thành hiện thực.
Công nghệ năng lượng tái tạo đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với hiệu suất được cải thiện và chi phí thấp hơn. Nhưng có một trở ngại lớn là chúng không cung cấp được năng lượng một cách liên tục. Các trang trại năng lượng Mặt Trời và gió chỉ sản xuất năng lượng khi gió thổi hoặc Mặt Trời chiếu sáng. Trong khi chúng ta cần điện cả ngày lẫn đêm.
Một cách khả thi để giải quyết vấn đề này là tạo ra năng lượng Mặt Trời trong không gian. Năng lượng Mặt Trời không gian (Space-based solar power – SBSP) là khái niệm thu thập năng lượng Mặt Trời ngoài vũ trụ; và phân phối đến Trái Đất. Một trạm năng lượng Mặt Trời trong không gian có thể di chuyển theo quỹ đạo. Để hứng ánh nắng Mặt Trời 24 giờ/ngày. Bầu khí quyển của Trái đất cũng hấp thụ và phản xạ một số ánh sáng của Mặt Trời. Do đó, các tấm pin năng lượng Mặt Trời trong không gian. Sẽ nhận được nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn và tạo ra nhiều năng lượng hơn.
Prawduct.com cám ơn bạn đã đọc bài viết.