Côn trùng là một trong những lớp sinh vật đông đảo và đa dạng nhất trên trái đất. Chúng thuộc động vật không xương sống và có mặt ở khắp nơi. Đây là lớp động vật duy nhất sống được cả ở dưới nước và trên cạn. Mặc dù lượng côn trùng sống ở dưới nước không phải quá nhiều. Bướm là một trong những loại côn trùng có số lượng nhiều và vẻ ngoài đẹp nhất. Chúng sống theo mùa và thường tập trung về ban ngày. Có một số loại hoạt động nhiều về đêm được gọi là bướm đêm. Bướm hoàng đế tím tại Nhật Bản là một loài rất đặc biệt. Chúng rất được coi trọng và có một vị trí nhất định trong văn hóa Nhật Bản.
Bướm hoàng đế tím được coi là động vật biểu tượng của Nhật Bản
Bướm hoàng đế tím hay còn gọi là bướm hoàng đế Nhật Bản được nhiều người ca ngợi là quốc điệp của đất nước mặt trời mọc. Bướm hoàng đế tím từ lâu được mệnh danh là động vật biểu tượng của Nhật Bản, tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia. Có tên khoa học là Sasakia charonda, loài bướm có sải cánh trung bình 50 mm đến 65 mm. Trong tiếng Nhật, tên gọi của loài bướm này là Oomurasaki, có nghĩa là “màu tím tuyệt vời”, xuất phát từ ngoại hình tuyệt đẹp của chúng.
Màu sắc của các loài bướm được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti, được xếp lên nhau. Đôi khi nó cũng là những hạt có màu. Nhưng trong trường hợp thông thường thì bề mặt tạo ra các vảy này có thể khúc xạ ánh sáng. Do đó cánh bướm có màu liên tục thay đổi, lấp lánh khi di chuyển. Thường thì phía dưới có màu xám hoặc nâu khác xa với màu sặc sỡ ở phía trên.
Con đực có màu tím xanh ở mặt phía trên cánh, con cái có màu nâu và có kích thước lớn hơn. Những con sâu non dài khoảng 1 cm sẽ phát triển thành nhộng và hoá bướm sau gần một năm. Năm 1957 Hiệp hội Nghiên cứu các loài côn trùng Nhật Bản đã bình chọn loài bướm Oomurasaki là Quốc điệp Nhật Bản. Năm 2019, vườn thú Schoenbrunn, Áo lần đầu tiên nhân giống thành công loài bướm hoàng đế tím, động vật biểu tượng cho quyền lực hoàng gia Nhật Bản.
Loài côn trùng này đóng góp rất nhiều lợi ích cho loài người
Vẻ đẹp của loài bướm là nguyên nhân cho chính sự suy vi của nó. Vì các nhà sưu tập đổ xô săn bắt với số lượng rất lớn. Một số loài bướm nhiệt đới như loài Monphos của Brasil và loài bướm cánh chim ở Đông Nam Á và Nam châu Úc được sử dụng như đồ trang trí hay một loại trang sức, ngày nay đang có nguy cơ tuyệt chủng. Một số loài được pháp luật bảo vệ, một số được nuôi trong trang trại.
Akito Kawahara, Trung tâm McGuire của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, cho biết côn trùng đóng góp rất nhiều cho loài người. Chỉ riêng ở Mỹ, côn trùng hoang dã đóng góp ước tính 70 tỉ USD cho nền kinh tế mỗi năm. Thông qua các hành động tưởng chừng vô ích của chúng như thụ phấn và xử lý chất thải.
Akito Kawahara rất thích thu thập côn trùng. Ngay từ khi còn nhỏ, Akito Kawahara hay cùng cha đi tìm kiếm thu thập vào cuối tuần. Ông thường đi du lịch đến một cây sồi nổi tiếng ở vùng ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Nơi đây có nhiều nhựa cây thu hút hàng nghìn con côn trùng. Lần đầu tiên ông nhìn thấy con bướm hoàng đế tím. Biểu tượng của hoàng gia cũng tại cây sồi này. Để đề cao giá trị khoa học và vẻ đẹp của loài bướm này thì tại Nhật đã phát hành tem có in hình bướm hoàng đế tím.