Châu Phi nổi tiếng chứa đựng nhiều điều nguy hiểm do đó mà từ lâu châu lục này được gọi là “lục địa đen”. Khi nhắc đến châu Phi, người ta không thể không nhắc tới hồ Natron (hồ tử thần) nằm ở cộng hòa thống nhất Tanzania, Đông Phi. Hồ Natron có màu đỏ tươi là khu nghĩa địa của hàng trăm loại sinh vật. Vì sao lại như thế bởi chỉ cần bất kỳ một sinh vật nào chẳng may lỡ sảy chân ngã xuống hồ thì chỉ trong khoảng thời gian ngắn chúng đều sẽ bị hóa thành “tượng sống”.
Bí mật về hồ Natron (hồ tử thần)
Hồ Natron là hồ nước mặn thuộc địa phận phía Bắc của Tanzania, gần với biên giới Kenya. Tên Natron được đặt theo hỗn hợp muối và khoáng chất có trong hồ. Natron là một hợp chất xuất hiện tự nhiên từ tro núi lửa, chủ yếu bao gồm natri bicacbonat và natri cacbonat. Hồ Natron là một trong những hồ nước nổi tiếng có vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi. Tuy nhiên, nơi đây còn được biết đến nhiều hơn với cái tên “hồ Tử Thần”. Lý do hồ có tên gọi chết chóc như vậy là từ hàng nghìn năm nay, bất kỳ loài vật nào sảy chân ngã xuống hồ, xác của chúng đều bị hóa đá trong một thời gian ngắn.
Nằm sát biên giới Kenya. Hồ Natron được tạo thành bởi một số suối nước giàu khoáng chất; khiến hồ có độ kiềm cao; pH từ 9 đến 10,5 trong khi nước biển bình thường có độ pH trong khoảng từ 7 đến 9. Bên cạnh đó, nhiệt độ của nước hồ có thể lên tới 60 độ C. Và đủ mặn để gây ngộ độc cho hầu hết các loài động vật.
Tất cả những đặc điểm này làm cho hồ Natron trở nên chết chóc. Nồng độ kiềm cao khiến hồ có màu đỏ, hồng hoặc thậm chí màu cam ở những phần nông hơn, bởi các vi sinh vật sống ở đó.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hóa đá
“Thủ phạm” gây ra hiện tượng kỳ lạ trên tại hồ Natron là ngọn núi lửa một triệu năm tuổi, có tên gọi Ol Doinyo Lengai, nằm ở phía nam hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt. Lượng muối này tồn đọng trong hồ; tích tụ theo năm tháng khiến hồ ngày càng trở nên kiềm hơn. Xác các con vật rơi xuống hồ được bảo quản rất tốt, vốn được bọc trong những lớp xi măng bằng muối. Nghe thôi là đã thấy rợn người như những vụ án chôn xác trong khối bê tông rồi.
Tuy khắc nghiệt như vậy, hồ nước này vẫn là một trong những nơi sinh sản chính của loài chim hồng hạc nhỏ. Khiến chúng nằm bên bờ vực tuyệt chủng. Trong những khoảng thời gian ít mưa; mực nước của hồ giảm xuống; để lộ ra các đảo muối; nơi các loài chim làm tổ. Sau đó, các loại tảo xanh lam mọc trong nước lại ăn các tổ chim. Động vật chết trong hồ được biến thành “tượng” qua quá trình vôi hóa.
Không ai thực sự biết những con vật này chết như thế nào. Về lý thuyết, nhiếp ảnh gia Nick Brandt (Anh) cho rằng, do phản chiếu của bề mặt nước gây nhầm lẫn nên những con chim đã lao xuống hồ. Hàm lượng natri bicarbonate cực lớn đã khiến chúng trông giống như những bức tượng. Ngoại trừ một loài cá đã tiến hóa để tồn tại trong vùng nước chết chóc của hồ Natron, không có loài nào khác có thể sống sót ở gần nó.