U nang buồng trứng là sự phát triển bất thường của một khối chứa dịch hoặc chất rắn trên hoặc trong buồng trứng. Khối u này có thể là một mô mới bất thường hoặc sự tích tụ chất dịch tạo thành u nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ mô buồng trứng.
U nang buồng trứng là loại u thường gặp nhất, chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa. Việc trang bị kiến thức về u nang buồng trứng là vô cùng cần thiết. Vì căn bệnh này là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời triệt để sẽ dễ bị biến chứng và tái phát nhiều lần.
Tìm hiểu u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là căn bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Nó là các bao nang chứa dịch và phát triển trong buồng trứng của các chị em.
Loại bệnh này chiếm 3,6% các bệnh phụ khoa và hầu hết là lành tính. Nhưng khi u nang chuyển sang giai đoạn ác tính sẽ gây nhiều biến chứng.
Cơ chế và nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng
Nguyên nhân gây bệnh có thể là do một số nguyên nhân và cơ chế như sau:
Nang trứng phát triển không đầy đủ
Nói cách khác là nang trứng bị khuyết tật. Không có khả năng hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Nang trứng không thể hấp thu được các chất lỏng trong buồng trứng tạo thành u nang cơ năng. Đa phần u nang này lành tính và sẽ biến mất sau vài tháng.
Thể vàng phát triển quá mức
Thể vàng phát triển mạnh không tự teo đi vào cuối giai đoạn vòng kinh gây nên sự rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân hình thành u nang do chu kì kinh có sự xáo trộn. Sự phát triển của thể vàng gây nên u nang hoàng thể.
Rối loạn nội tiết ở buồng trứng
Sự rối loạn hormone HCG trong thời kì thai kì là nguyên nhân hình thành u nang lutein. Ngoài ra rối loạn nội tiết ở buồng trứng do sự kích thích rụng trứng của hormone Luteinizing. Là nguyên dân gây ra bệnh buồng trứng đa nang.
Một vài dấu hiệu u nang buồng trứng
Thông thường thì không có các triệu chứng điển hình. Có thể nhận biết bệnh này qua một số triệu chứng sau:
Cơn đau xuất hiện
Đau tức bụng, có thể ở vùng thắt lưng và bụng. Cơn đau điển hình sau khi quan hệ tình dục hoặc sau lao động nặng nhọc.
Bị rối loạn kinh nguyệt
Đối với những người có kinh nguyệt đều đặn rất dễ để nhận ra sự tồn tại của bệnh u nang buồng trứng. Kinh nguyệt thay đổi thất thường kèm theo khí hư mùi hôi khó chịu.
Bị rối loạn tiêu hóa
Các chị em có thể bị đầy hơi, khó tiêu, táo bón do các khối u nang chèn ép. Một số người còn bị tiểu rắt, tiểu buốt.
Các biến chứng u nang buồng trứng
Một số biến chứng có thể xảy ra như sau:
Bị xoắn nang
Cuống các nang bị xoắn lại với nhau khiến bệnh nhân đau bụng dữ dội. Có thể kèm theo buồn nôn và nôn, chóng vì đau. Nhiều trường hợp máu xuống các nang không đủ gây hoại tử.
Bị vỡ nang
Các nang phát triển quá mức có thể khiến các nang bị vỡ gây chảy máu. Chảy máu trong lòng ổ bụng khiến người bệnh choáng, đau hai hố chậu. Bệnh nhân mất máu kèm theo đau bụng dữ dội. Trường hợp xấu có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, viêm phúc mạc,…
Chèn ép tạng xung quanh
Biến chứng xảy ra với các u nang có kích thước lớn. U chèn ép các tạng xung quanh như bàng quang gây bí tiểu, tiểu khó. Chèn ép trực tràng làm rối loạn tiêu hóa. Phù chi dưới, cổ trướng nếu chèn ép các tĩnh mạch lớn,…
Các biến chứng nếu không kiểm soát kịp thời sẽ nguy hại cho tính mạng người bệnh. Ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản.
Cách chẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng
Mặc dù u nang buồng trứng hầu hết lành tính nhưng nếu chuyển sang ác tính có thể gây nhiều biến chứng. Chính vì vậy cần chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách chẩn đoán bệnh
Bên cạnh những dấu hiệu lâm sàng. Chẩn đoán bệnh nên dựa trên các xét nghiệm như X-quang ổ bụng, nội soi ổ bụng, siêu âm, xét nghiệm máu, chụp vùng tử cung-vòi trứng có cản quang.
Cách điều trị
Để điều trị bệnh cần dựa trên nhiều yếu tố. U lành hay u ác tính. U cơ năng hay thực thể. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí, sự phát triển của khối mà bác sĩ đưa ra những điều trị phù hợp.
Thông thường với u cơ năng thường đợi 1-3 tháng để theo dõi. Thường các khối u sẽ biến mất trong 3-6 tháng.
Với u thực thể, cần chẩn đoán xác định để sử dụng nội khoa hoặc phẫu thuật. Có thể dùng thuốc tránh thai để ngăn rụng trứng và ức chế sự hình thành của các nang mới.
Phẫu thuật áp dụng cho những khối u phát triển. Có thể mổ mở hoặc mổ nội soi. Tuy nhiên phẫu thuật cần xem xét kĩ lưỡng vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến thai nhi.
U nang buồng trứng có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?
U nang buồng trứng thường không ảnh hưởng tới khả năng thụ thai mặc dù tỷ lệ thụ thai khó hơn thông thường.
Nếu có chỉ định phẫu thuật cắt u nang, bác sỹ sẽ luôn hướng tới việc bảo tồn khả năng sinh sản cho người phụ nữ. Điều này có nghĩa rằng bác sỹ sẽ chỉ cắt bỏ khối u và giữ nguyên buồng trứng hoặc chỉ cắt một bên buồng trứng và giữ bên còn lại để giải phóng hormon và trứng.
Trong một vài trường hợp, phẫu thuật viên sẽ phải cắt bỏ cả hai bên buồng trứng và không còn khả năng sản sinh ra trứng. Tuy nhiên, người phụ nữ vẫn có khả năng mang bầu nếu trứng được đặt thụ động vào tử cung.
Biện pháp phòng tránh
U nang buồng trứng có thể xảy ra ở bất cứ ai vào bất cứ lứa tuổi nào. Chính vì vậy để dự phòng cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Cân bằng nội tiết tố. Tránh stress căng thẳng, lo âu.
- Tránh nạo phá thai cũng như lạm dụng thuốc tránh thai dài ngày.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung giàu quả, protein, uống đủ nước mỗi ngày,…
- Có chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý, phù hợp với sức khỏe.
- Tuy nhiên cách tốt nhất để dự phòng bệnh vẫn là kiểm tra phụ khoa định kì.
Xem thêm các bài viết khác trên trang prawduct.com