Một quả cầu lửa sáng rực bay lên bầu trời Bắc Carolina vào tối 24/9 trước khi vỡ thành nhiều mảnh, theo ghi nhận của Hiệp hội Sao băng Mỹ (AMS). Quả cầu lửa là thiên thạch sáng hơn sao Kim, theo AMS. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể quan sát một quả cầu lửa vào ban ngày giống như quả cầu lửa thắp sáng bầu trời Vương quốc Anh vào chiều tháng 3 năm 2021. Độ sáng chói lọi của thiên thạch là do kích thước lớn và tốc độ cực lớn của nó, tạo ra ma sát lớn khi nó tiếp xúc với Khí quyển của Trái đất.
Quả cầu lửa bay vụt qua bầu trời bang Bắc Carolina
Cầu lửa sáng rực lao vụt qua bầu trời bang Bắc Carolina vào tối ngày 24/9 trước khi vỡ thành nhiều mảnh, theo ghi nhận của Hiệp hội thiên thạch Mỹ (AMS). Hơn 80 cư dân địa phương báo cáo trông thấy cầu lửa. Đây là một trong 5 thiên thạch bay qua Mỹ hôm 24/9. Thiên thạch này lướt qua vùng ven biển Bắc Carolina, trở nên dễ quan sát ở độ cao 77 km phía trên mặt biển ngoài khơi Camp Lejeune vào khoảng 6h40 ngày 25/9 theo giờ Hà Nội.
Thiên thạch cháy sáng di chuyển theo hướng đông bắc, bay 42km qua tầng thượng quyển của Trái Đất. Rồi tan vỡ ở độ cao 45km phía trên thị trấn Morehead City ở Bắc Carolina. Trong video quay từ camera ngoài hiên một ngôi nhà ở Rowland Pond, Bắc Carolina, thiên thạch để lại vệt đuôi rực rỡ trên nền trời trước khi biến mất phía sau rặng cây đằng xa.
Cầu lửa là thiên thạch có độ sáng lớn hơn sao Kim
Cầu lửa là thiên thạch có độ sáng lớn hơn sao Kim, theo AMS. Về lý thuyết, chúng ta có thể quan sát được cầu lửa vào ban ngày như cầu lửa thắp sáng bầu trời nước Anh vào buổi chiều hồi tháng 3/2021. Độ sáng chói mắt của thiên thạch là kết quả từ kích thước lớn và tốc độ cực nhanh; tạo ra lực ma sát lớn khi tiếp xúc với khí quyển Trái Đất. Do cầu lửa tiến vào khí quyển ở tốc độ vượt xa rào cản âm thanh. Trong khoảng 40.000 – 260.000 km/h. Chúng có thể xuất hiện kèm theo tiếng nổ siêu thanh cực lớn.
Nếu cầu lửa nổ giữa không trung, nó có thể gây thiệt hại nghiêm trọng. Vụ nổ thiên thạch mạnh nhất trong lịch sử hiện đại xảy ra ở thành phố Chelyabinsk thuộc miền trung nước Nga năm 2013. Tạo ra năng lượng tương đương 400.000 – 500.000 thuốc nổ TNT. Gấp 26 – 33 lần năng lượng của quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Mảnh vỡ trút xuống Chelyabinsk và khu vực xung quanh; phá hủy nhà cửa, làm vỡ cửa sổ và khiến 1.200 người bị thương.
Bằng chứng khảo cổ gần đây hé lộ một cầu lửa phát nổ phía trên thành phố cổ đại Tall el-Hamman ở Trung Đông cách đây 3.600 năm. Vụ nổ mạnh gấp 1.000 lần quả bom Hiroshima khiến thành phố bốc cháy và bị san bằng bởi sóng xung kích cực mạnh, giết chết mọi cư dân.
>>> Xem thêm chuyên mục khoa học vũ trụ tại đây.
Quả cầu lửa bí ẩn vụt qua bầu trời đêm Florida
Hình ảnh một quả cầu lửa với chiếc đuôi cháy sáng vụt qua bầu trời Florida; vào tối 12/4 đã được các camera an ninh và camera hành trình ghi lại. Sự kiện này có thể quan sát được từ Florida tới Bahamas. Theo Guardian, quả cầu trên bay cách Trái đất khoảng 15.000km vào lúc 22h19 ngày 12/4. Một ê-kíp đang ghi hình đã quay được cảnh tượng này. Nhiều người khác cũng đăng tải cảnh họ quay được lên cơ sở dữ liệu của Hiệp hội Sao băng Mỹ (AMS).
Trong khi đó, cư dân ở Grand Bahama cho biết, họ nghe thấy tiếng nổ siêu thanh. Tranh cãi về bản chất của quả cầu lửa trên đã nổ ra vào ngày 13/4. Một số chuyên gia tin rằng, đó là tiểu hành tinh 2021 GW4. Được các nhà thiên văn học tại Mount Lemmon SkyCenter ở Arizona phát hiện lần đầu 5 ngày trước. Tiểu hành tinh này đã được dự đoán sẽ bay qua các vệ tinh xung quanh Trái đất với khoảng cách rất gần vào ngày 12/4. Vệ tinh gần nhất trong số đó cách Trái Đất chỉ 1.900km.
2021 GW4 có kích thước gần bằng một chiếc ôtô nhỏ và có thể đã bốc cháy trong khí quyển Trái đất. Một số người tin, quả cầu lửa là một mảnh của tiểu hành tinh. Trong khi đó, nhà thiên văn học Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết; vật thể lạ không liên quan gì đến GW4.