Nhờ những công dụng đặc biệt như kháng viên làm giảm cơn đau nhanh chóng, vì thế Corticoid đang được rất nhiều người sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đặc biệt nhất là các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, việc lạm dụng lợi ích của thuốc này đã được các bác sĩ cho rằng sẽ gây ra nhiều biến chứng sau này ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy bạn đã biết Corticoid là gì chưa? Nếu bạn đang băn khoăn thì đừng vội bỏ qua bài viết sau đây của prawduct.com sẽ cho bạn biết tất cả những thông tin về loại chất này nhé!
Khái niệm Corticoid
Corticoid (hay corticosteroid) là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, thường được sử dụng để điều trị cho nhiều bệnh lý khác nhau, từ các bệnh về da như kích ứng do côn trùng đốt, eczema, chàm, vẩy nến… cho đến các bệnh như viêm khớp, viêm phổi, các bệnh tự miễn như dị ứng, lupus ban đỏ hệ thống.
Do sự đa dạng trong tác dụng, corticoid thường được kê đơn và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, chính điều đó đã dẫn đến tình trạng lạm dụng corticoid trong điều trị. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng của việc sử dụng Corticoid quá liều
Sử dụng Corticoid với liều lượng vừa phải trong một thời gian nhất định sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể. Tuy nhiên, việc lạm dụng Corticoid sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau như làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu dùng Corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận do tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng nội tiết.
Ngoài ra, Corticoid giữ nước và natri trong cơ thể gây phù nề, gây rối loạn chuyển hóa lipid và làm đọng mỡ lại ở trên mặt, cổ và lưng, nên người dùng thuốc lâu ngày sẽ béo phì nhưng thật ra cơ thể lại bị teo cơ (đây là các biểu hiện trong hội chứng có tên là Cushing).
Được sử dụng trong trường hợp nào?
Corticoid được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, như:
- Các bệnh tự miễn (như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus….): các bệnh mà trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể (hệ thống có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng) tấn công vào các mô và cơ quan khỏe mạnh
- Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Cơn gút cấp
- Buồn nôn và nôn: corticoid dùng đường uống có thể được sử dụng cùng với các thuốc khác để dự phòng buồn nôn và nôn do thuốc điều trị ung thư
- Thay thế hormone tuyến thượng thận khi cơ thể không tự sản xuất đủ các hormone này.
- Dự phòng thải ghép: corticoid có thể được sử dụng cùng các thuốc khác để dự phòng hệ miễn dịch tấn công các cơ quan vừa được ghép (ví dụ: gan, thận….)
- Các phản ứng dị ứng nặng: dùng trong thời gian ngắn để làm giảm các phản ứng dị ứng nặng
- Một số bệnh lý ngoài da: eczema, vảy nến, phát ban, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt…
Thực trang sử dụng tràn lan trên thị trường
Mặc dù Corticoid có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nhưng do sự thiếu hiểu biết về loại hoạt chất này, chỉ biết rằng nó có tác dụng tốt, nên nhiều người dễ dàng tìm mua các loại dược phẩm có chứa Corticoid ngoài các hiệu thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ, dẫn đến hiện tượng sử dụng quá liều, sử dụng trong một thời gian quá dài. Ngoài ra, nhiều sản phẩm mỹ phẩm rẻ tiền thường có lẫn thành phần corticoid.
Nhiều người ham rẻ mà lựa chọn các sản phẩm kém chất lượng này. Khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó; không ít thuốc Đông Y giả mạo được quảng cáo chủ yếu: “Mát huyết, trị bệnh gan gây ngứa; trị gầy yếu, thiếu máu, biếng ăn, mất ngủ…”.
Trên thực tế, các thuốc Đông Y này đều có chứa corticoid. Để tạo những tác dụng trước mắt: Ăn được, ngủ được, mập ra; nếu có đau nhức xương khớp sẽ giảm ngay. Hoặc nổi mề đay mẩn ngứa cũng sẽ hết (do tác dụng giảm đau chống viêm; chống dị ứng của corticoid). Khiến nhiều người cho là “thần dược”; nhưng tác hại do việc dùng lâu ngày các loại Đông dược “giả mạo” này không sao lường được.
Cần làm gì để tránh lạm dụng Corticoid
Để tránh tình trạng lạm dụng Corticoid; mỗi người chúng ta cần có hiểu biết về công dụng cũng như tác dụng phụ; của loại dược chất này. Cần đọc kĩ thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng để biết thuốc; có chứa thành phần corticoid hay không. Các chất là corticoid có trong thành phần thuốc bôi ngoài da rất phong phú. Thường gặp như: hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone, fluocinolone, fluticasone; beclomethasone, betamethasone, dexamethasone…
Hoặc dựa vào kí hiệu để biết nhóm thuốc có chứa corticoid. Thông thường các nhóm thuốc corticoid thường có đuôi “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”). Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: budesonide. Do đó, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc là rất cần thiết.
Tốt nhất, khi gặp vấn đề về sức khỏe; không tự ý mua thuốc mà cần đi khám ở những cơ sở y khoa chất lượng. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ.
Hạn chế sử dụng các sản phẩm kem bôi ngoài da có chứa corticoid. Ngoài ra, không nghe theo những quảng cáo thuốc Đông y “chất lượng”. “Tác dụng nhanh” để tránh gây hại cho bản thân.