Đường tiết niệu là một cơ quan có trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu, cũng như các chất độc và chất chuyển hóa. Bệnh viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, chẳng hạn như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đa số các trường hợp nhiễm trùng này đều xảy ra ở đường tiết niệu dưới, bao gồm bàng quang và niệu đạo. Bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây khó chịu và đôi khi biến chứng nguy hiểm gọi là nhiễm trùng huyết. Học cách phòng tránh căn bệnh này là giải pháp tốt nhất nhằm giúp bạn và những người thân yêu luôn khỏe mạnh. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không cùng prawduct.com tìm hiểu ngay căn bệnh này nhỉ?
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
Căn nguyên chính gây viêm tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo sau đó lan đến các vị trí khác, trong đó tác nhân phổ biến nhất là vi khuẩn Escherichia coli (E. coli). Một số trường hợp bị viêm do nhiễm vi nấm, lậu, mycoplasma, virus herpes,…
Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu bao gồm:
- Thao tác vệ sinh kém: lau chùi không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao,…
- Sinh hoạt tình dục không an toàn: trước và sau khi quan hệ nếu không vệ sinh sạch sẽ là điều kiện lí tưởng cho vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo gây viêm
- Giải phẫu hệ tiết niệu ở nữ: ở nữ giới, niệu đạo ngắn, nằm ngay sát âm đạo, hậu môn khiến vi khuẩn tấn công vào hệ tiết niệu. Ngoài ra, ở nữ sự suy giảm nội tiết tố khi mang thai, thời kỳ tiền mãn kinh,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu
Triệu chứng ở nữ giới
Dấu hiệu của viêm đường tiết niệu thường là có cảm giác buồn đi tiểu. Đau, tức bụng dưới, đặc biệt là trong lúc đi tiểu. Nữ giới bị mắc bệnh thường có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, màu nước tiểu đục và có mùi khai nồng, một số trường hợp còn có thể đi tiểu ra máu. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng. Nguyên nhân có thể là do bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận. Một số trường hợp còn có hiện tượng tiểu đêm,…
Triệu chứng ở nam giới
Khi mắc bệnh, nam giới cũng có cảm giác muốn đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên, liên tục. Dù cho mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu rất ít. Khi đi tiểu thường có cảm giác đau buốt, tiểu dắt. Cảm giác khó chịu và nước tiểu màu. Ngoài ra xuất hiện biểu hiện đau bụng dưới, đau lưng và nóng rát ở vùng bụng dưới. Có những dịch bất thường tiết ra ở phần đầu dương vật,…
Triệu chứng ở trẻ em
Xuất hiện các dạng bệnh viêm bàng quang, viêm thận và nhiễm khuẩn niệu. Biểu hiện thường hay đau bụng, sốt, quấy khóc, bỏ ăn. Khi thấy trẻ sốt cao, sờ vào bụng thấy trẻ khóc to hơn. Cần chú ý tới hai bệnh có thể gặp là bệnh đường tiêu hóa và bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu là ở bệnh viêm bàng quang thì có một số biểu hiện rõ ràng hơn như trẻ tiểu không liên tục,tiểu khó tiểu ngắt quãng và nước tiểu rất hôi.
Dù là ở độ tuổi hay giới tính nào, viêm đường tiết niệu đều gây cảm giác khó chịu. Có nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy khi có những dấu hiệu trên, cần phải đến các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị cụ thể và kịp thời.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu không chỉ gây ra những ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày mà còn có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Người bị viêm đường tiết niệu, nếu không được phát hiện, có thể gây viêm ngược dòng lên niệu quản, đài bể thận ở nam giới. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, đẻ non,…
- Ảnh hường đến việc sinh sản. Nó gây viêm ống dẫn tinh, túi tinh, tinh hoàn,… Đối với nữ giới, bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây tắc vòi trứng. Đây là nguyên nhân gây vô sinh cho cả nam và nữ.
- Ảnh hưởng đến chất lượng tình dục: Người bị viêm đường tiết niệu luôn trong tình trạng tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu. Khi quan hệ tình dục có cảm giác đau, gây ảnh hưởng đến cảm xúc khi quan hệ của người bệnh.
- Viêm đường tiết niệu cũng là dấu hiệu cảnh báo người bệnh về những bệnh lây truyền qua đường tình dục (như: sủi mào gà, lậu,…).
Phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu
- Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước. Uống nước giúp làm loãng nước tiểu và tăng số lần đi tiểu. Từ đó sẽ đẩy luôn cả vi khuẩn ở đường tiết niệu ra ngoài trước khi vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.
- Trước khi quan hệ tình dục uống nhiều nước và sau khi quan hệ nên đi tiểu. Điều này là để làm trống bàng quang và đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
- Tránh các sản phẩm phụ khoa gây kích thích.
- Khi vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn thì lau hay vệ sinh từ trước ra sau, khi làm như vậy khi đi tiểu tiện và sau khi đi đại tiện giúp ngăn vi khuẩn ở vùng hậu môn lây lan sang âm đạo và niệu đạo.
- Thay đổi biện pháp tránh thai. Không nên sử dụng màng âm đạo hoặc không bôi trơn khi quan hệ, bao cao su có chất diệt tinh trùng, tất cả các yếu tố này đều làm gia tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu.
Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
Dựa vào trình trạng nhiễm trùng và các bệnh đồng mắc, bác sĩ sẽ lựa chọn thời gian điều trị và thuốc điều trị phù hợp với người bệnh như:
- Đối với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị.
- Thuốc giảm đau để làm tê bàng quang và niệu đạo từ đó giảm đau khi đi tiểu. Tuy nhiên cơn đau thường thuyên giảm ngay sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.
- Uống nhiều nước. Nước giúp làm loãng nước tiểu và đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu ra ngoài.
- Tránh đồ uống có thể gây kích thích bàng quang; tránh cà phê, rượu và nước ngọt có chứa nước ép cam quýt hoặc caffeine. Do các tác nhân này có thể gây kích thích bàng quang. Nó có xu hướng làm tăng thêm số lần đi tiểu hoặc đột ngột muốn đi tiểu.
- Sử dụng chườm, người bệnh có thể sử dụng túi chườm nước ấm vào bụng. Việc này sẽ giúp giảm đau và giảm khó chịu.