Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp là một căn bệnh mãn tính do các bệnh tự miễn trong cơ thể gây ra. Bệnh này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô của chính cơ thể. Người bị bệnh có thể bị viêm (đỏ, sưng tấy), gây đau khớp, cứng khớp và sưng tấy, chủ yếu ở các khớp tay, lưng, bàn chân, đầu gối. Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây tổn thương cho các khớp xương trên cơ thể mà còn gây tổn thương cho toàn bộ hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Dưới đây là tất cả những thông tin về căn bệnh nguy hiểm này mà prawduct.com đã tổng hợp được, cùng tham khảo nhé!
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
Hiện nay, viêm khớp dạng thấp được xem là một bệnh tự miễn hệ thống với sự tham gia của nhiều yếu tố. Tác nhân khởi phát bệnh chưa được xác định chắc chắn. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết cho rằng nguyên nhân bệnh có thể là do virus. Các yếu tố liên quan tới bệnh viêm khớp dạng thấp có thể kể đến như:
- Yếu tố cơ địa của bệnh nhân: Bệnh thường gặp ở nữ giới, khởi phát ở độ tuổi 25 – 55.
- Yếu tố di truyền: Viêm khớp dạng thấp hay xuất hiện ở những người có HLA-DRB1, HLA-DR1 và HLA-DR4. Bệnh có tính di truyền, những người có quan hệ huyết thống với bệnh nhân có tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn và thường xuất hiện các bệnh tự miễn khác.
Vì là bệnh tự miễn nên viêm khớp dạng thấp có thể gây ra những biến chứng đến tim, phổi, các dây thần kinh và mắt. Người bệnh có thể bị viêm màng mắt, viêm màng phổi, viêm màng tim, thậm chí có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp có triệu chứng rất đa dạng, gồm các triệu chứng của viêm khớp, triệu chứng toàn thân, triệu chứng ở các cơ quan khác. Các triệu chứng của viêm khớp gồm:
- Cứng khớp.
- Sưng khớp.
- Nóng da.
- Đỏ.
- Đau.
Các triệu chứng toàn thân gồm:
- Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược.
- Chán ăn, có thể dẫn đến sụt cân.
- Đau nhức mỏi cơ toàn thân.
Triệu chứng ở các cơ quan khác:
- Xuất hiện nốt thấp (hạt hay cục) nổi gồ lên mặt da, chắc, không đau, không di động, dính vào nền xương ở dưới, đường kính 5 đến 20 mm, ở khớp khuỷu, đôi khi rất đau.
- Trong một số trường hợp, có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng. Trong trường hợp nhịp thở ngắn lại thì cần phải điều trị.
- Có thể ảnh hưởng lên thanh quản gây khàn giọng.
- Người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim, thường không có triệu chứng, nhưng khi có triệu chứng sẽ khiến nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực. Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
- Khoảng dưới 5% số người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ở mắt bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt.
Biện pháp phòng ngừa căn bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh rất khó chữa khỏi. Bệnh không chỉ gây đau nhức xương khớp mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Người bị viêm khớp dạng thấp có thể có những triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, tê các đầu ngón tay, chân, đau nhức mỏi và khó cử động khớp khi mới ngủ dậy.
Khi tình trạng viêm tiến triển nặng dần. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ dẫn đến tình trạng dính khớp, biến dạng khớp; nguy hiểm hơn là tàn phế. Vì thế, điều tốt nhất là phòng tránh để không mắc bệnh. Dù vậy đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Do đó, việc phòng ngừa bệnh còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những biện pháp dưới đây sẽ giúp hệ xương của bạn chắc khỏe.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Trong thành phần của sụn, nước chiếm đến hơn 70%, giúp duy trì sự trơn tu giữa 2 đầu xương. Việc mất nước sẽ khiến chức năng của sụn suy giảm, thoái hóa, giòn và gãy dẫn đến viêm khớp. Do đó, cần uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sụn chắc khỏe.
Hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh hoặc ẩm thấp
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm khớp dạng thấp là khi cơ thể yếu lại tiếp xúc phải một số tác nhân không khí môi trường không có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt cơ thể luôn bị nhiễm lạnh. Sống trong môi trường ẩm thấp và thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh có nguy cơ khiến bạn mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp đôi với những người còn lại. Do vậy, để phòng ngừa khỏi nguy cơ mắc bệnh, nhất là phòng tránh khỏi nguy cơ mắc tái phát lại căn bệnh này thì bạn cần tuyệt đối luôn chú ý phải luôn luôn giữ ấm cho cơ thể trong mọi trường hợp (nhất là bàn tay, bàn chân).
Bên cạnh đó bạn nên tránh làm việc trong môi trường thường xuyên có không khí lạnh. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế tối đa việc sống trong môi trường ẩm thấp. Đây cũng là cách phòng tránh viêm khớp dạng thấp nói riêng và các bệnh về xương khớp nói chung.
Ăn uống khoa học và hợp lý
Các thực phẩm giàu vitamin C, E và can xi rất cần thiết cho hệ xương khớp. Các thực phẩm này giúp xương khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa lão hóa, thoái hóa xương. Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế ăn tới mức tối đa những loại thực phẩm có hại cho xương khớp nói chung và tăng nguy cơ khiến bạn đến gần hơn với con đường mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như các bệnh lý về xương khớp khác như: thực phẩm giàu hàm lượng chất béo, chất đường, thực phẩm chứa nhiều muối, giàu chất bảo quản, phẩm màu,…
Phòng tránh và điều trị dứt điểm các chấn thương
Cần tránh việc cơ thể gặp phải các chấn thương để hạn chế khả năng chấn thương của khớp. Trong trường hợp không may gặp phải chấn thương cần điều trị dứt điểm. Vì việc chấn thương kéo dài thường tạo điều kiện cho việc viêm nhiễm ngầm.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho cả hệ miễn dịch và hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên, tránh luyện tập những động tác lặp đi lặp lại liên tục. Một số môn thể thao khuyến khích là: đi bộ, bơi lội, yoga,…
Giữ cân nặng ở mức hợp lý
Việc thừa cân hay béo phì sẽ gây nên tình trạng chèn ép lên xương. Khi xương phải chịu một áp lực quá mức thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm. Khi suy dinh dưỡng, cơ thể thường xuyên trong tình trạng thiếu chất, dẫn tới sự thiếu chất ở xương, tạo điều kiện cho viêm khớp xuất hiện và phát triển. Vì vậy việc giữ cân nặng hợp lý là một việc rất quan trọng trong phòng ngừa viêm khớp dạng thấp.