Thận là một trong những cơ quan quan trọng đối với con người, thế nên nếu chức năng của thận suy giảm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bệnh nhân. Một trong những căn bệnh về thận thường gặp nhất là bệnh viêm cầu thận. Mặc dù bệnh không gây tử vong ngay lập tức nhưng các biến chứng của nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí gây tử vong. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về căn bệnh nguy hiểm này, cùng prawduct.com tìm hiểu và học cách phòng bệnh ngay nhé!
Như thế nào là bệnh viêm cầu thận?
Viêm cầu thận (Glomerulonephritis) là bệnh lý có tổn thương chủ yếu tại cầu thận do viêm. Bệnh có thể làm giảm khả năng lọc của cầu thận, làm tích tụ các chất thải nguy hiểm trong cơ thể, làm mất protein do được bài tiết trong nước tiểu.
Các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm cầu thận
Do thận bị nhiễm trùng
- Hậu nhiễm liên cầu khuẩn. Viêm cầu thận có thể phát triển sau khi bị bệnh ở cổ họng hoặc hiếm khi trên da (chốc lở). Ở nước ta, khoảng 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu và 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn khác: Vi khuẩn viêm nội tâm mạc: đôi khi có thể lan truyền qua máu và trong tim gây ra nhiễm trùng van tim. Bên cạnh đó, còn có các vi khuẩn thương hàn, giang mai, viêm phổi phế cầu, nhiễm trùng huyết, viêm thận do shunt,…
- Siêu vi: Viêm gan B, quai bị, sởi, thủy đậu,…
- Ký sinh trùng: Sốt rét, toxoplasma, malaria,…
Do các bệnh về miễn dịch
- Lupus là bệnh mạn tính có thể ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể như thận, phế mạc, tim và não.
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh lý thận IgA còn gọi là bệnh Bergers. Đặc trưng của bệnh là thường xuyên tiểu ra máu.Bệnh xảy ra khi kháng thể gọi là globulin miễn dịch A (IgA) mắc lại thận.
- Hội chứng Good pasture nhanh chóng phá hủy phổi và thận, thường dẫn đến tử vong.
Các nguyên nhân khác
- Di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc bệnh.
- Các bệnh viêm mạch như Polyarteritis hay Wegener u hạt cũng có thể gây bệnh .
- Các nguyên nhân khác: hội chứng Guillain – Barre, bệnh huyết thanh, sau chích ngừa DTC,…
Những ai dễ bị viêm cầu thận?
- Trẻ em và người trên 40 tuổi.
- Gia đình có người mắc bệnh trước đó.
- Người mắc các bệnh miễn dịch đã nêu ở trên.
- Tỷ lệ mắc bệnh của nam giới thường cao hơn nữ giới.
Phân loại bệnh viêm cầu thận
- Cấp tính: Khi xảy ra trong vài ngày đến vài tuần.
- Diễn tiến nhanh: Khi diễn tra trong vài tuần đến vài tháng.
- Mạn tính: Khi diễn tiến trong nhiều tháng đến nhiều năm,…
Triệu chứng của bệnh viêm cầu thận
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm cầu thận thường gặp là:
- Nước tiểu màu hồng hoặc nâu đỏ do sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu (tiểu ra máu).
- Nước tiểu sủi bọt do có protein lẫn vào trong.
- Huyết áp cao và cholesterol cao.
- Ứ nước gây phù ở mặt, tay, chân và bụng.
- Mệt mỏi do thiếu máu hoặc suy thận.
- Béo phì.
- Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các biến chứng của viêm cầu thận
Các biến chứng của viêm cầu thận có thể bao gồm:
- Suy thận cấp tính: Mất chức năng ở phần lọc có thể gây ra các sản phẩm chất thải tích lũy nhanh chóng. Tình trạng này có thể có nghĩa sẽ cần phải lọc máu khẩn cấp, lọc nhân tạo là một phương tiện loại bỏ dịch thừa và chất thải từ máu.
- Suy thận mãn tính: Biến chứng này đặc biệt nghiêm trọng, thận mất dần chức năng. Chức năng thận ít hơn 10 phần trăm công suất bình thường chỉ ra bệnh thận giai đoạn cuối, thường đòi hỏi phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống.
- Tăng huyết áp: Thiệt hại thận và tích tụ các chất thải trong máu có thể làm tăng huyết áp.
- Hội chứng thận hư: Đây là một nhóm các dấu hiệu và triệu chứng có thể đi kèm với viêm cầu thận và vấn đề khác ảnh hưởng đến khả năng lọc của cầu thận. Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi mức protein cao trong nước tiểu, kết quả là hàm lượng protein thấp trong máu, cholesterol máu cao; và giữ nước (phù) mí mắt, chân và bụng.
Tìm hiểu về viêm cầu thận cấp và mạn tính ở trẻ nhỏ
- Viêm cầu thận cấp là bệnh thận chủ yếu xuất hiện ở trẻ em. Bệnh trẻ em thường có tiên lượng tốt hơn người lớn. Đa số bệnh nhi sẽ khỏi hoàn toàn. Triệu chứng lâm sàng hết sau 1 – 2 tuần, còn những hồng cầu và protein niệu thường hết chậm hơn. Tuy nhiên cũng có trường hợp có diễn biến xấu dẫn đến tử vong.
Đối với tình trạng vô niệu kéo dài trên 5 ngày trong viêm cầu thận cấp, nếu không chạy thận nhân tạo (lọc máu) thì dễ bị tử vong do suy thận cấp. Bệnh thể đái máu có triệu chứng nổi bật là đái đỏ kéo dài từ 2 tuần đến nhiều tháng. - Viêm cầu thận mạn trẻ em: có biểu hiện kín đáo, ít rầm rộ nên khi ba mẹ thường đưa bé đến viện khi đã quá muộn. Đặc biệt những trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh thận, tăng huyết áp, đái tháo đường là những người có nguy cơ cao hơn những đối tượng khác. Do đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của con và đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng tránh viêm cầu thận
Bệnh viêm cầu thận rất nguy hiểm và khó chữa trị. Do đó cần nắm các biện pháp để dự phòng bệnh sau:
- Cần hạn chế các nguyên nhân gây bệnh như: viêm họng, mụn nhọt, chốc lở. Giữ cho vùng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Để tránh các bệnh về da thì phải giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm gan B. Không dùng chung bơm kim tiêm.
- Khi nghi ngờ mắc bệnh thì cần đi khám bác sĩ ngay.
- Cần khám bệnh định kỳ và điều trị dứt điểm các bệnh đã phát hiện như: bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm họng, các bệnh về da,…
- Hạn chế những nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.