Rung nhĩ là một trong những trường hợp lối loạn nhịp tim ở con người. Thông thường thì rung nhĩ thường được bắt gặp ở những người vốn đã có sẵn bệnh nền về tim mạch. Theo như các chuyên gia thì người bị rung nhĩ thường có nhịp tim đập nhanh nên dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như suy tim, tai biến mạch máu não, tàn phế hay thậm chí nó cong gây ra tử vong. Nếu như các bạn biết được những dấu hiệu của bệnh này thì có thể phòng tránh kịp thời trước khi gây ra những biến chứng cho cơ thể. Hãy cùng prawduct tham khảo thêm bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này nhé!
Khái niệm về rung nhĩ
Bình thường ở người khi nghỉ nhịp tim từ 60-100 lần/ phút. Rung nhĩ làm cho hai ngăn trên của tim (tâm nhĩ) rung lên với tần số trên 350 chu kì/ phút, đập hỗn loạn không đều và không phối hợp nhịp nhàng với hai ngăn dưới (tâm thất). Điều này làm cho dòng máu lưu chuyển không tốt sẽ gây suy tim. Máu cũng có thể bị tích tụ, quẩn lại trong tâm nhĩ và hình thành cục máu đông, nếu cục máu đông rời khỏi tâm nhĩ và bị kẹt trong não có thể gây đột quỵ.
Ngoài biến chứng đột qụy, rung nhĩ còn là nguyên nhân dẫn đến suy tim, bệnh cơ tim, suy giảm trí nhớ, chóng mặt, đau ngực.
Rung nhĩ thường gặp ở những người bệnh như thế nào?
Với những người bình thường, không có bệnh lý nào khác cũng có thể bị rung nhĩ nhưng với tỷ lệ thấp. Những đối tượng có nguy cơ mắc rung nhĩ cao hơn bao gồm:
Những người trên 60 tuổi.
Có bệnh tim mạch: tăng huyết áp, bênh động mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, tiền sử phẫu thuật tim.
- Bệnh chuyển hóa: đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, béo phì.
- Bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính.
- Lạm dụng rượu và sử dụng thuốc kích thích.
- Tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh nội khoa nặng.
Những biểu hiện của người bệnh
Các triệu chứng bao gồm:
Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng.
Hồi hộp đánh trống ngực (thình thịch, rộn ràng trong ngực).
Cảm giác nhịp tim nhanh và không đều, lúc nhanh lúc chậm.
Hụt hơi.
Đi tiểu thường xuyên hơn.
Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu.
Vã mồ hôi.
Đau, tức ngực.
Làm sao để phát hiện rung nhĩ?
Điện tim đồ.
Holter điện tim: theo dõi nhịp tim trong khoảng 1-7 ngày.
Siêu âm tim: đánh giá tình trạng van tim, kích thước các buồng tim, huyết khối buồng tim, chức năng co bóp của tim.
Xét nghiệm máu: có thể chỉ ra nguyên nhân rung nhĩ như tình trạng nhiễm trùng, các vấn đề về tuyến giáp, chức năng thận và đường máu, các dấu hiệu của cơn đau tim…
Cách phòng tránh và điều trị
Nhằm 3 mục tiêu: giảm tần số thất, chuyển rung nhĩ về nhịp xoang và dự phòng huyết khối. Người bệnh có thể được dùng các thuốc chống loạn nhịp, sốc điện chuyển nhịp về nhịp xoang; triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông.
Ở người mắc rung nhĩ nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường. Đột quỵ não ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy việc dự phòng đột quỵ bằng các thuốc kháng đông. Là mục tiêu nền tảng trong điều trị rung nhĩ. Lựa chọn thuốc chống đông cần tính toán kỹ lưỡng lợi ích cũng như nguy cơ dựa trên tuổi. Bệnh lý kèm theo như suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử đột qụy.
Có 2 nhóm thuốc chống đông gồm thuốc kháng Vitamin K và thuốc chống đông đường uống thế hệ mới (ức chế IIa , ức chế Xa). Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ tim mạch và các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu về nguy cơ đột quỵ. Nếu cần thiết phải dùng thuốc chống đông, người bệnh nên thảo luận cùng bác sĩ để hiểu rõ lợi ích cũng như nguy cơ và chi phí của loại thuốc chống đông qua đó quyết định lựa chọn thuốc điều trị tốt nhất cho mình.
Mối liên hệ giữa rung nhĩ và đột quỵ não
Đột quỵ não và bệnh rung nhĩ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo nhiều thống kê, rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 5 lần so với bình thường. Rung nhĩ là nguyên nhân đưa đến đột quỵ, chiếm khoảng 25% trong tổng số các trường hợp.
Đột quỵ não là biến chứng nguy hiểm của rung nhĩ. Nó để lại hậu quả nặng nề lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đó. Đây cũng là bệnh lý hàng đầu gây tình trạng tổn thương thần kinh kéo dài ở người trưởng thành. Là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở Việt Nam, sau bệnh lý tim mạch.