ALMA – một hệ thống kính thiên văn tiên tiến, khổng lồ nằm ở sa mạc Atacama(Chile) – vừa chụp được những hình ảnh về hai trong số các thiên hà đầu tiên được sinh ra trong vũ trụ. Công trình được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng VISTA của ESO và kính thiên văn Hubble của NASA để nghiên cứu sâu hơn về hai thiên hà này trong quá khứ. Theo Sci-News, hai thiên hà REBELS-29-2 và REBELS-12-2 được quan sát trong trạng thái bị bụi vũ trụ che khuất. Cả hai đều hơn 13 tỷ năm tuổi, có nghĩa là chúng hình thành từ buổi bình minh của vũ trụ, ngay sau Vụ Nổ Lớn Big Bang xảy ra.
Hình ảnh quá khứ của 2 thiên hà REBELS-12-2 và REBELS-29-2
Theo Sci-News, cả 2 thiên hà – REBELS-12-2 và REBELS-29-2 – đều được quan sát trong tình trạng bị che khuất bởi bụi vũ trụ. Cả 2 đều đã hơn 13 tỉ năm tuổi, tức chúng đã được hình thành từ buổi bình minh của vũ trụ; ngay sau Vụ Nổ Lớn Big Bang.
Do cách chúng ta hơn 13 tỉ năm ánh sáng nên hình ảnh về 2 thiên hà chúng ta đang quan sát được thực ra là hình ảnh của hơn 13 tỉ năm trước. Bởi ánh sáng từ chúng mất từng đó thời gian mới đi đến được Trái Đất. Trong hình ảnh ma quái “hiện về” từ quá khứ. Cả 2 thiên hà đều đang trong giai đoạn hình thành sao mạnh mẽ. Hiện tại, có thể chúng đã “chết” từ lâu.
Theo tiến sĩ Yoshinobu Fudamoto từ Đại học Wasesda;Đài quan sát thiên văn Quốc gia Nhật Bản và Đại học Geneva (Thụy Sĩ), thành viên nhóm nghiên cứu. Trước đây các thiên hà xa xôi dạng này đều được quan sát bởi kính viễn vọng không gian Hubble của NASA. Tuy nhiên sau này, họ phát hiện ra ALMA có khả năng tốt hơn khi tìm kiếm các thiên hà bị che khuất bởi bụi vũ trụ. Bởi hệ thống kính thiên văn này bắt được các tín hiệu có bước sóng dưới milimet.
Nghiên cứu vừa công bố trên Nature này khẳng định phát hiện này rất quan trọng. Trong việc giúp giới thiên văn mở “cánh cửa bí mật” vào giai đoạn sơ khai của vũ trụ. Đây là 2 trong số 5 thiên hà cổ xưa nhất từng được tìm thấy.
Cụm thiên hà hợp nhất khổng lồ trong vũ trụ sơ khai
Những thiên hà dạng này thường khó phát hiện. Vì hầu hết ánh sáng quang học và siêu âm của chúng bị bụi hấp thụ; lần lượt bị đốt nóng và phát xạ ở bước sóng dưới milimet. Đây chính là lý do các thiên hà này được gọi là thiên hà dưới milimet.
Nguồn năng lượng của thiên hà dưới milimet được cho là có tỉ lệ hình thành sao cao. Lên tới một nghìn sao mỗi năm. Trong Dải Ngân hà, tỉ lệ này là hơn 1 sao mỗi năm.
Các thiên hà dưới milimet thường có niên đại từ vũ trụ sơ khai. Những thiên hà này ở rất xa nên ánh sáng của chúng đã di chuyển trong hơn 10 tỉ năm; hơn 70% thời gian tồn tại của vũ trụ. Kể từ kỷ nguyên khoảng 3 tỉ năm sau Vụ nổ Lớn (Big Bang).
Bởi vì cần có thời gian để thiên hà tiến hóa nên các nhà thiên văn học nghĩ rằng, trong một tỉ năm trước đó, thiên hà dưới milimet có thể đã tích cực tạo sao và ảnh hưởng đến môi trường ở xung quanh. Tuy nhiên, rất ít thông tin về giai đoạn tiến hóa này của các thiên hà dưới milimet.
Thiên hà dưới milimet gần đây được xác định trong các cụm thiên hà đang hợp thành bao gồm hàng chục thiên hà trong vũ trụ chưa đầy vài tỉ năm tuổi.
>> Xem thêm thông tin về khoa học vũ trụ tại đây.