Nằm cách thành phố Lan Tây, Trung Quốc 18 km về hướng Tây có một ngôi làng vô cùng kỳ lạ hơn 600 năm nay không một ai dám bước chân vào đó là làng Bát Quái Gia Cát hay còn gọi là làng Cao Long. Với lối kiến trúc được thiết kế như một mê cung, một khi bước vào rất khó để có thể tìm được lối ra. Điều đặc biệt thú vị là ngay cả người dân sống hàng trăm năm nay cũng không nhận ra cho đến khi tìm thấy được thông tin ghi chép trên một cuốn sách cổ.
Kiến trúc của ngôi làng Bát Quái Gia Cát
Trong lịch sử Trung Quốc, ngôi làng Bát Quái Gia Cát xuất hiện như một trong những ngôi làng kì lạ bậc nhất quốc gia này. Nó đặc biệt bởi kiến trúc như một mê cung, có tính năng phòng vệ, khiến du khách vào dễ, ra khó của ngôi làng.
Trước đây, Làng Bát Quái Gia Cát có tên là làng Cao Long, nằm cách thành phố Lan Tây, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc 18km về phía Tây. Qua những gì truyền miệng và ghi chép lại của hậu thế, đây là nơi ở của hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng. Ngôi làng này cũng là nơi sinh sống lớn nhất của con cháu Gia Cát vào giữa và cuối thời nhà Nguyên.
Nguyên nhân lý giải cho sự kì lạ của ngôi làng
Vậy tại sao ngôi làng này lại là ngôi làng kì lạ đầu tiên tại Trung Quốc. 3 nguyên nhân sau lí giải tất cả những điều kỳ bí về ngồi làng này.
Dân làng đều là con cháu của Gia Cát Lượng
Đầu tiên dễ nhận thấy đại đa số dân làng đều là con cháu của Gia Cát Lượng. Vị thừa tướng, nhà quân sự tài ba thời Tam Quốc. Gọi một cách khác, hầu hết mọi người dân trong làng đều mang họ Gia Cát. Hoặc là kết hôn với người nhà Gia Cát. Có rất ít người không phải thành viên dòng họ Gia Cát. Nên trí thông minh của họ theo gen di truyền có lẽ cũng hơn người bình thường rất nhiều.
Trong một thống kê gần nhất về hội thảo Gia Cát Lượng lần thứ 7. Có khoảng 16.000 hậu duệ của Gia Cát Lượng ở Trung Quốc. Trong đó, một phần tư (khoảng 4.000 người) sống riêng ở làng Gia Cát.
Cách bài trí địa hình tinh tế và bí ẩn
Tiếp theo, ngôi làng này kì lạ ở cách bài trí tinh tế và hết sức bí ẩn. Nhìn từ trên cao xuống, có thể thấy toàn bộ sự sắp xếp, phân bố nhà cửa, đến các ngõ ngách trong làng đều trùng khớp với Bát quái đồ hình của Gia Cát Lượng trong lịch sử. Địa hình tại ngôi làng này được bố trí ở giữa thấp và bằng phẳng, xung quanh cao dần lên. Nước chảy từ trên cao và tụ lại ở khu vực trung tâm, tạo thành một cái ao.
Chính chiếc ao này lại là điểm đặc biệt của làng Gia Cát. Cũng là nơi khởi đầu cho Bát trận đồ. Cái ao tuy không lớn, nhưng bên trong có nước, phía ngoài là đất, lại có hình dáng giống Thái cực trong Bát quái đồ. Quả là kì lạ.
Người dân thời đó lấy cái ao làm trung tâm. Có tới tám con hẻm được mở rộng về mọi phía; dẫn thẳng đến tám gò đất cao bên ngoài ngôi làng. Trong làng cũng có nhiều ngõ hẹp nối nhau theo chiều ngang. Trong ngõ có hàng nghìn hộ dân. Nhiều ngôi nhà cổ kính nằm rải rác giữa các ngõ ngách. Các con hẻm gần ao trung tâm lúc đầu tương đối thẳng. Sau đó dần gấp khúc và mở rộng ra bên ngoài. Bên cạnh đó, có nhiều con hẻm được kết nối theo chiều dọc và chiều ngang, trông giống như một mê cung.
Xây dựng nhà cửa theo phương thức tứ hợp viện
Ngoài ra, người dân ở Gia Cát trấn chủ yếu áp dụng phương thức tứ hợp viện để xây dựng nhà cửa. Tức là bốn mặt nhà đóng kín, chỉ để ở giữa một khoảng sân lớn. Mặt trước của ngôi nhà thường cao hơn các mặt khác. Mỗi khi trời mưa nước tập trung hết ở khoảng sân ở giữa. Người làng Bát Quái gọi đây là “phì thủy bất ngoại lưu” (dòng nước trong lành, tươi tốt không chảy ra ngoài), sẽ mang đến may mắn và thịnh vượng cho gia đình.
Nhiều đời qua đi, ngôi làng vẫn giữ nguyên vẹn, được bảo tồn tốt với hơn 200 căn nhà từ triều đại nhà Minh và Thanh. Làng là một di sản sống khổng lồ. Trong đó, một số ngôi nhà nổi bật như 18 nhà thờ tổ tiên với kích cỡ khác nhau, 4 ngôi đền, 3 vòm đá và 2 biệt thự vườn.
Lời Kết
Khách tham quan hoặc người ngoài khi đi vào các con hẻm thường rất khó ra. Thậm chí có thể bị lạc đường. Vì vậy, từ thời đó đến nay không ai dám bước chân vào ngôi làng này tính ra cũng được hơn 600 năm. Nó đã trở thành một chốn cách biệt với thế giới.
Điều kì lạ hơn nữa là con cháu Gia Cát sống hàng trăm năm ở đây cũng không nhận ra điều kỳ diệu về cách bài trí này. Mãi cho đến khi những ghi chép liên quan được tìm thấy trong một cuốn sách cổ. Lúc này mọi người mới tỏ tường.