Chim cánh cụt là một loài chim nước không bay được, chúng sống ở Nam bán cầu. Chỉ duy nhất có loài Galapagos sống ở phía bắc của đường xích đạo. Bộ lông của chúng gồm các mảng sáng tối và chân có các màng để bơi lội. Thức ăn của loài vật này là nhuyễn thể, cá, mực,.. Chim cánh cụt sẽ ở trên cạn 1 nửa cuộc đời và nửa cuộc đời còn lại ở dưới nước. Mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về chim cánh cụt. Và họ đã đưa ra giả thuyết chim cánh cụt có thể là sinh vật từ hành tinh khác tới.
Các nhà khoa học tin rằng chim cánh cụt “có thể là sinh vật từ hành tinh khác tới”
Trong khi chúng ta cứ mải mê ngước lên vũ trụ để tìm dấu hiệu của sinh vật ngoài Trái đất, thì một phát hiện mới lại khiến các nhà khoa học cho rằng, có thể chính chim cánh cụt là loài đến từ hành tinh khác. Tại sao lại như vậy? Phải chăng trong nhiều trường hợp, những điều mà chúng ta cứ mải mê tìm kiếm ở những nơi xa xôi thực ra lại ở ngay trước mắt mình?
Qua một trong những khám phá mới đây, các nhà khoa học ở Anh bây giờ tin rằng chim cánh cụt “có thể là sinh vật từ hành tinh khác tới”. Do đó, họ cho rằng việc nghiên cứu chim cánh cụt có thể giúp con người trên Trái đất hiểu thêm về những loài sinh vật khác đến từ những thế giới khác. Điều này được đưa ra sau khi các nhà khoa học phát hiện ra dấu vết của một chất gọi là phosphine trong phân chim cánh cụt.
Phosphine được tin rằng tồn tại trên tận… sao Kim
Việc đó khiến các nhà khoa học rất bất ngờ. Bởi họ không hề biết là làm sao mà phosphine có thể xuất hiện trên Trái đất. Khi mà chất này được tin rằng tồn tại trên tận… sao Kim cơ. Vậy chẳng lẽ sao Kim từng là nơi có sự sống và chim cánh cụt thực ra đến từ đó? Mà nếu thế thì chúng đã đến Trái đất bằng cách nào? Phát hiện mới đang khiến các nhà khoa học rất tò mò về nguồn gốc của loài chim này.
Để tìm hiểu xem làm sao mà trong phân chim cánh cụt lại có dấu vết của chất phosphine. Giờ các nhà khoa học có kế hoạch sẽ nghiên cứu chim cánh cụt ở Nam Cực. Theo Tiến sĩ Dave Clements ở ĐH Imperial (London). Các nhà khoa học tin rằng việc tìm thấy chất phosphine trong phân chim cánh cụt là thật. Nhưng chưa biết cái gì đã tạo ra chất này.
Năm 2020, người ta đã tìm ra những dấu vết của phosphine trong các tầng khí bao quanh sao Kim – vốn có nhiều điểm tương tự với Trái đất. Còn hiện tại, đang có nhiều nghiên cứu về sự sống ngoài Trái đất trước thời điểm kính thiên văn lớn nhất thế giới James Webb được phóng (ngày 18/12) để khám phá vũ trụ, tìm kiếm sự sống trong không gian bao la đó.
Nghiên cứu chim cánh cụt sẽ giúp xác định các loại sinh vật tồn tại ở thiên hà khác
Các nhà khoa học Anh tin rằng những dạng sống ngoài hành tinh có thể đã được phát hiện. Và việc nghiên cứu chim cánh cụt sẽ giúp họ xác định các loại sinh vật tồn tại ở thiên hà khác. Dự án là sự hợp tác giữa Nasa, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Canada. Giám đốc chương trình của Nasa, Gregory L. Robinson cho biết vụ phóng kính thiên văn đầy tham vọng này có thể thay đổi cách chúng ta nhận thức về vũ trụ mãi mãi.
Ông nói: “Kính viễn vọng Webb sẽ đánh dấu một bước tiến cực kỳ lớn đối với sự phát triển của khoa học. Tất cả chúng tôi đã nỗ lực hết mình để dự án này có thể được thực hiện. Hy vọng rằng, cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua những trở ngại, khó khăn, thách thức vẫn còn ở phía trước!”