Rắn hổ mang chúa là một loài rắn độc thuộc họ Elapidae nổi tiếng ở Ấn Độ. Loài vật này phân bố tại Ấn Độ và trải dài đến Đông Nam Á. Từ năm 2010, rắn hổ mang chúa đã nằm trong danh sách loài sắp nguy cấp trong danh sách IUCN. Con mồi của rắn hổ mang chúa là những loài rắn khác hoặc một số loài như thằn lằn, loài gặm nhấm,.. Tuy là những kẻ ăn thịt khét tiếng, nhưng rắn hổ mang chúa lại là những ông bố bà mẹ rất ân cần. Chúng có sự chuẩn bị chu đáo cho những đứa con của mình trước khi ra đời. Đây cũng là loài rắn duy nhất trên thế giới xây tổ để đẻ trứng.
Tìm hiểu về rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người. Rắn hổ mang chúa là biểu tượng nổi bật trong thần thoại và truyền thống dân gian tại Ấn Độ, Sri Lanka và Myanmar. Chúng được tôn sùng trong các tín ngưỡng văn hóa Hindu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ. Đây là loài bò sát quốc gia của Ấn Độ.

Hổ mang chúa tuy là kẻ ăn thịt khét tiếng nhưng chúng cũng là những ông bố bà mẹ hết sức ân cần và chu đáo khi chuẩn bị mọi thứ cần thiết chờ các con của mình ra đời. Rắn hổ mang chúa (danh pháp hai phần: Ophiophagus hannah) là loài rắn duy nhất trên thế giới biết làm tổ để đẻ trứng (theo National geographic – King Cobra). Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về quá trình xây dựng tổ của loài rắn này.
Quá trình làm tổ của rắn hổ mang
Sau khoảng thời gian giao phối là từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm thì những con cái sẽ tiến hành làm tổ. Chúng sẽ chọn những vị trí các bụi tre gần nguồn nước như sông, suối… Và cách xa vị trí con người sinh sống để xây tổ. Rắn cái sẽ dùng cơ thể của mình để cuộn những lá tre khô rụng trong vòng bán kính 2m để gom về vị trí mà nó sẽ làm tổ. Đây là lớp lá đệm để ổn định nhiệt độ và độ ẩm cho tổ của rắn hổ mang chúa. Nó sẽ dùng thân mình để miết cho lớp lá này phẳng và dẹt xuống.

Đây là lớp lá rất quan trọng vì sẽ giúp thoát nước mưa cho tổ trứng để tránh các trứng rắn bị úng nước. Tiếp đến hổ mang chúa sẽ xây dựng lớp nhân trung tâm. Đây là nơi những quả trứng sẽ được ấp. Quá trình làm tổ sẽ mất khoảng 2 tuần. Cuối cùng hổ mang mẹ sẽ gom một lớp lá khác phủ lên trên tổ của mình để đắp tổ hình gò đất cao khoảng 50 cm và rộng 140 cm. Mục đích nhằm ngăn nước mưa chảy từ trên xuống.
Sự bảo vệ tổ của rắn bố và mẹ
Hổ mang mẹ thường sẽ nằm trên lớp lá này để canh tổ và phơi nắng. Thời gian từ lúc đẻ trứng đến lúc nở là khoảng 51 đến 79 ngày. Đây cũng là khoảng thời gian rắn mẹ hung dữ nhất. Hổ mang mẹ sẽ nhịn ăn. Hổ mang chúa bố cũng ở cạnh những tổ trứng này để bảo vệ con. Rắn hổ mang chúa mẹ sẽ đẻ khoảng 20 đến 40 trứng vào tổ (cuối tháng 3 đến cuối tháng 5). Những quả trứng có lớp vỏ rất mềm chứ không hề cứng như trứng của các loài gia cầm. Chúng nặng khoảng 18,4 đến 40 g.
Nhiệt độ ở trung tâm tổ duy trì từ khoảng 26 đến 29,5 °C. Và tổ có độ ẩm tương đối từ 80% đến 90%. Khi trứng bắt đầu nở thì rắn con sẽ nhanh chóng chui ra khỏi tổ. Sau đó chúng tìm đến các nguồn nước để uống nước. Lý do vì rắn rất dễ mất nước qua da. Rắn mẹ cũng sẽ rời tổ khi trứng nở để kiếm ăn. Và chúng sẽ cắt đứt mọi mối quan hệ với các con của mình. Các con rắn con phải bắt đầu sống tự lập và tự mình đi tìm thức ăn ngay khi thấy ánh sáng mặt trời.