Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đang tiến hành các thí nghiệm đặc biệt với tình nguyện viên nữ để nghiên cứu sự ảnh hưởng của du hành vũ trụ đối với cơ thể. Có 20 tình nguyện viên nữ tham gia thử nghiệm nằm trên giường nước trong 5 ngày trong một nghiên cứu “ngâm khô” để mô phỏng một số tác động của việc du hành vũ trụ đối với cơ thể con người. Các tình nguyện viên nữ nằm trong những chiếc bể tương tự bồn tắm, quấn vải chống thấm để giữ cơ thể khô ráo và lơ lửng trong nước.
Thí nghiệm cho phụ nữ nằm trên giường nước 5 ngày
Tình nguyện viên nằm trong những chiếc bể tương tự bồn tắm; quấn vải chống thấm để giữ cơ thể khô ráo và lơ lửng trong nước. Kết quả, cơ thể họ sẽ trải nghiệm cảm giác “không chống đỡ” – gần giống cảm giác của phi hành gia khi lơ lửng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Đây là lần thứ hai chiến dịch “ngâm khô” diễn ra với toàn bộ người tham gia là nữ; và là lần đầu tiên ở châu Âu. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) quyết định thực hiện nghiên cứu này để giải quyết khoảng cách giới tính trong dữ liệu khoa học.
“Gần như không có thông tin gì về các tác động đến sinh lý; và tâm lý của phụ nữ trong lĩnh vực nghiên cứu này. Nghiên cứu ngâm khô với toàn bộ thành viên là nữ sẽ bổ sung cho các chiến dịch của nam giới diễn ra ở châu Âu trước đây”. Angelique Van Ombergen, chuyên gia tại ESA, cho biết.
Các tình nguyện viên sẽ bị hạn chế chuyển động trong môi trường cố định. Trải nghiệm những thay đổi về chất lỏng trong cơ thể, sự vận động. Và cả nhận thức về cơ thể. Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá những ảnh hưởng xấu của du hành vũ trụ. Tìm hiểu sự rối loạn vận động ở những bệnh nhân cao tuổi; và không thể vận động trên Trái đất.
Quá trình tiến hành thí nghiệm
Quá trình ngâm bắt đầu khi nước ngập đến trên ngực tình nguyện viên. Họ sẽ nằm bất động trên giường nước với thân và chân được vải cotton bao bọc. Chỉ có cánh tay và đầu tự do bên ngoài tấm vải. Tình nguyện viên dành gần 24 tiếng mỗi ngày trong bể ngâm, hạn chế chuyển động hết mức có thể. 7h sáng hàng ngày, các chuyên gia sẽ lấy mẫu nước tiểu và máu. Trong ngày, hàng loạt quy trình và phép đo khoa học cũng được tiến hành. Để nghiên cứu cách cơ thể thích nghi.
Mọi hoạt động từ giải trí đến vệ sinh đều được thực hiện trong giới hạn của thử nghiệm ngâm mình. Khi dùng bữa, tình nguyện viên sẽ có thêm một chiếc gối kê nhỏ để dễ ăn hơn. Việc tắm và chuyển sang các thí nghiệm khác được thực hiện ngoài bể. Trong tư thế nằm ngửa và ngả đầu xuống 6 độ. Để giảm thiểu sự dịch chuyển của chất lỏng.
Trong môi trường không trọng lượng, cơ thể phi hành gia giảm mật độ xương và cơ; thị lực và chất lỏng xung quanh não thay đổi. Việc tìm cách để duy trì sức khỏe rất quan trọng trong nghiên cứu về du hành vũ trụ. Kết quả từ những nghiên cứu như trên không chỉ hữu ích với phi hành gia. Mà còn với người cao tuổi và bệnh nhân mắc các rối loạn tương tự.
Du hành vũ trụ ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể con người?
Từ lâu, du hành vũ trụ đã trở thành một trong những thành tựu lớn nhất của nhân loại. Quá trình đưa con người bay vào vũ trụ thường tiêu tốn rất nhiều thời gian; tiền bạc cũng như công sức của các tổ chức, quốc gia. Tuy nhiên, sau 59 năm kể từ khi người đầu tiên trên thế giới bay vào không gian, chúng ta vẫn chưa thể khám phá được hết những bí ẩn ngoài vũ trụ.
Theo một tuyên bố mới đây của NASA, các nhà khoa học đã phát hiện những thay đổi tiêu cực trên cơ thể của phi hành gia sau khi bay lên vũ trụ. “Ti thể, bộ phận cung cấp năng lượng cho các tế bào, có khả năng thay đổi khi con người bay vào không gian”, NASA công bố nghiên cứu được tổng hợp sau quãng thời gian dài theo dõi và lấy mẫu từ 59 phi hành gia.
“Chúng tôi đã tìm thấy lời giải thích cho những thay đổi mà con người gặp phải trong không gian. Mọi vấn đề đều bắt nguồn từ ti thể”, Afshin Beheshti, một trong những nhà khoa học chủ chốt, tuyên bố. Bên cạnh đó, những dữ liệu mà NASA thu thập trên con người cũng ủng hộ giả thuyết này, sự thay đổi hệ miễn dịch của phi hành gia Scott Kelly là một ví dụ điển hình.
Trên đây là những thông tin về khoa học vũ trụ mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn.