Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một lỗ thủng hình cầu khổng lồ trong Dải Ngân hà. Nó được cho là đã hình thành sau một vụ nổ sao hàng triệu năm trước. Theo Space.com, khoảng trống hình cầu có chiều ngang 500 năm ánh sáng và nằm giữa “vườn ươm sao” trong các chòm sao Perseus và Taurus. Các ngôi sao ban đầu được cấu tạo bởi các đám mây bụi và khí, được gọi là đám mây phân tử hoặc “vườn ươm sao”. Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về lỗ thủng này qua bài viết dưới đây nhé.
Thiên hà chứa Trái đất có lỗ thủng khổng lồ
Theo Science Alert, đó là một khoảng rỗng hình cầu cách chúng ta 700 năm ánh sáng. Xung quanh nó là những đám mây phân tử dày đặc bụi và khí lạnh; nơi các ngôi sao hình thành. Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Shmuel Bialy từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (CfA). Có 2 giả thuyết dẫn đến sự hình thành “lỗ thủng” thiên hà.
- Một là, một siêu tân tinh cực mạnh đã thoát ra khỏi lõi của một cấu trúc dạng bong bóng. Đẩy khí ra bên ngoài thật mạnh mẽ đến nỗi tạo thành lỗ trống.
- Hai là, một loạt siêu tân tinh cổ đại xuất hiện trong vòng hàng triệu năm đã dần đục khoét vùng không gian này.
Per-Tau Shell, hay gọi đầy đủ là Perseus-Taurus Supershell. Đã được phát hiện trong kho dữ liệu khổng lồ của Gaia, vệ tinh lập bản đồ vũ trụ của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu).
Ban đầu, các nhà khoa học tập trung vào vùng dày đặc các đám mây phân tử xung quanh. Để rồi tình cờ phát hiện ra lỗ thủng. Ước tính thời gian nó được tạo thành vào khoảng 6-22 triệu năm về trước, tức khá “mới” vì khoảng thời gian đó chỉ là một khoảnh khắc đối với lịch sử vũ trụ. Nghiên cứu vừa công bố trên The Astrophysical Journal Letters.
Vì sao thiên hà của chúng ta có tên gọi Milky Way?
Tên gọi của thiên hà của chúng ta thật ra bắt nguồn bởi diện mạo như dòng sữa. Khi nó vắt qua bầu trời đêm. Từ những trung tâm đô thị ô nhiễm ánh sáng hiện nay.Thì rất khó quan sát được các dải sao của Ngân Hà. Nhưng nếu bạn chịu khó đi về vùng nông thôn thì những “dòng sông đầy sao” này; thật sự có thể tràn ngập trên bầu trời. Người La Mã xưa gọi thiên hà của chúng ta là Via Lactea; theo nghĩa đen là “Con đường Sữa”.
Và theo trang web Astronomy Picture of the Day (Ảnh đẹp Thiên văn Mỗi ngày) của NASA; “galaxy” (thiên hà) trong từ nguyên Hy Lạp cũng có xuất xứ từ “milk” (sữa). Khó chắc chắn đó có phải do trùng hợp ngẫu nhiên hay không. Bởi vì nguồn gốc của tên gọi Milky Way lẫn từ nguyên Hy Lạp cho thiên hà đều bị mất dấu tích từ lâu trong tiền sử. Mặc dù một số nguồn thông tin cho rằng tên gọi này có nguồn gốc từ diện mạo của Ngân Hà.
Mất hàng nghìn năm trời để chúng ta hiểu được bản chất của cái chúng ta vẫn thường quan sát. Trở lại thời Aristotle, theo Thư viện Quốc hội Mỹ; Ngân Hà được cho là nơi “tiếp xúc giữa các thiên cầu với các địa cầu”. Không có kính thiên văn, thật khó để nói gì hơn. Nhưng điều đó đã bắt đầu thay đổi vào đầu thế kỉ 17.
Prawduct.com cám ơn bạn đã đọc bài viết.