Sức khỏe là vốn quý nhất của loài người nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để có sức khỏe. Ăn uống lành mạnh có nghĩa là lựa chọn dinh dưỡng phù hợp và lượng dinh dưỡng phù hợp. Thông thường, nó cũng liên quan đến tuổi thọ của bạn.
Tuổi thọ của một người không chỉ liên quan đến loại thực phẩm ăn vào, mà còn liên quan đến lượng ăn vào cơ thể. Vì vậy, nếu bạn là người luôn tìm kiếm chế độ dinh dưỡng tốt, muốn ngăn ngừa các bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ thì đây là một số chất dinh dưỡng mà bạn không nên lạm dụng hoặc hạn chế.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa là một trong những loại chất béo không tốt cho sức khỏe, không chỉ làm tăng cholesterol xấu mà còn làm giảm cholesterol tốt.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, dư thừa chất béo chuyển hóa khiến bạn dễ mắc các bệnh về tim mạch, một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở người lớn. Nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
Tương tự, chất béo bão hòa cũng không tốt cho sức khỏe. Nó khiến cholesterol tích tụ trong động mạch, làm tăng mức cholesterol xấu. Điều này lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Natri
Mặc dù natri rất cần thiết nhưng nó cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, lượng natri dư thừa sẽ dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ.
Ngoài ra, natri cũng làm suy yếu xương, vì nó có thể làm mất canxi. Các loại thực phẩm đóng gói thường có chứa hàm lượng natri cao, nó thực sự tác động xấu đến sức khỏe khi bạn già đi.
Đường
Thức ăn có đường luôn hấp dẫn và ngon miệng. Tuy nhiên, nó cực kỳ không tốt cho sức khỏe và có thể gây nguy hiểm.
Lượng đường dư thừa dẫn đến huyết áp cao hơn, béo phì, tiểu đường, viêm mãn tính và bệnh gan nhiễm mỡ, tất cả đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nitrat
Mặc dù nitrat là các hợp chất hóa học, chúng cũng được coi là một loại chất dinh dưỡng. Các nhà sản xuất thực phẩm thường cho nitrat vào trong các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích; thịt nguội, thịt xông khói… để bảo quản và tạo màu sắc cho sản phẩm.
Thực phẩm chứa nitrat thường có liên quan đến các tác động có hại cho sức khỏe bao gồm tim đập nhanh, buồn nôn, đau đầu và chuột rút ở bụng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn thực phẩm giàu nitrat cũng làm tăng nguy cơ ung thư.
Cơm gạo trắng
Nhiều người có thói quen gạo phải thật trắng mới là gạo sạch. Thế nhưng có thể bạn chưa biết, lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu.
Gạo chế biến càng tinh thì lượng xenlulo càng giảm. Khó tạo ra cảm giác no bụng khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, dễ mắc bệnh béo phì. Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm ít xenlulo có tỉ lệ mắc bệnh xơ cứng mạch máu và cao huyết áp gấp đôi bình thường.
Nên làm: Nên thay cơm từ gạo trắng bằng gạo lức. Bởi trong lớp vỏ cám của gạo lức còn rất nhiều nguyên tố vi lượng và xenlulo thực vật cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, hạt kê vàng; hạt cao lương rất giàu khoáng chất như crôm, magiê tốt cho sức khỏe. Khi thực phẩm đã qua quá trình tinh chế, hai hàm lượng đáng quý ấy sẽ giảm đi đáng kể.
Sắt
Tiêu thụ quá nhiều sắt cũng gây bất lợi cho cơ thể. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất sắt dẫn đến tích tụ chất sắt trong các mô và cơ quan. Rối loạn phổ biến nhất có thể xảy ra là bệnh huyết sắc tố di truyền. Khi không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp, các vấn đề về gan; tiểu đường, suy tim và ung thư.
Thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường lối sống lành mạnh. Nhưng nếu bạn rời xa chế độ ăn uống cân bằng; nó cũng gây ra tác hại lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, nếu bạn muốn sống lâu và ngăn ngừa các bệnh mãn tính để khỏe mạnh khi về già. Hãy tránh tiêu thụ quá mức các chất dinh dưỡng này.