Ấn Độ vừa ghi nhận câu chuyện về một con khỉ đã bắt xe tải đi khoảng 22 km từ rừng Balur đến Kottigehara để ‘trả thù’ dân làng. Câu chuyện bắt đầu khi chú khỉ khoảng 5 tuổi xuất hiện ở làng Kottigehara, để loanh quanh xin trái cây và đồ ăn từ con người. Thời gian đầu, dân làng không quá lo lắng vì khỉ thường xuất hiện tại làng và chúng không phá phách nhiều. Tuy nhiên, khi trường học mở cửa trở lại, khỉ giật túi đồ ăn của học sinh. Điều này khiến đội kiểm lâm đã bẫy khỉ đưa vào rừng cách làng khoảng 22 km. Vậy nhưng vài ngày sau nó tự ‘bắt xe’ trở về khiến nhiều người lo lắng. Mời các bạn theo dõi chi tiết hơn về chú khỉ tinh quái này qua bài viết dưới đây của prawduct.com.
Việc bắt khỉ không hề dễ dàng
Người dân đã cho Đội Kiểm lâm và họ cử mấy người tới bẫy con khỉ tinh quái. Nhưng việc bắt khỉ không hề dễ dàng. Đội kiểm lâm phải nhờ vài người lái xe ở gần đó. Lùa khỉ chạy theo một hướng nhất định để bắt.
Người lái xe Jagadish cũng tích cực đuổi theo con khỉ. Ai ngờ, khỉ bất ngờ nổi cáu, quay lại lao tới tấn công anh. Kết quả là anh Jagadish bị khỉ cắn và cào vào tay.

Sợ hãi, Jagadish bỏ chạy, khỉ đuổi theo, anh trốn vào trong chiếc xe lam. Nhưng chú khỉ cáu kỉnh đập thình thịch vào xe và xé cả bạt che các cửa sổ xe. Sau khoảng 3 tiếng đồng hồ và nỗ lực của 30 người. Cuối cùng họ cũng bắt được khỉ. Các nhân viên kiểm lâm đưa khỉ vào rừng Balur cách làng khoảng 22 km.
Jagadish cho biết: “Tôi rất sợ. Con khỉ đó đuổi theo tôi khắp nơi. Nó cắn tôi rất mạnh, bác sĩ bảo ít nhất một tháng thì vết thương mới lành được. Tôi thậm chí không dám về nhà vì sợ nó sẽ đi theo. Ở nhà thì có con nhỏ, tôi lo sợ con khỉ tấn công con”.
Loài khỉ thường hay thù dai
Nhiều người cho rằng loài khỉ thường thù dai và trong trường hợp này điều đó là đúng. Sau vài ngày thả trở về rừng, con khỉ lại trở về làng Kottigehara.
Lần này, không rõ bằng cách nào đó nó tự ‘bắt xe’. Leo lên ngồi trên thùng một chiếc xe ô tô tải thường xuyên chạy qua tuyến đường gần khu rừng.
Jagadish cho biết: “Lúc nghe tin con khỉ quay lại, tôi vô cùng sợ hãi. Tôi vội gọi điện cho Đội Kiểm lâm và bảo họ tới ngay. Dân làng nhận ra con khỉ đó vì nó có một cái dấu ở tai. Tôi không dám ra khỏi nhà”.

Ông Mohan Kuma, một sĩ quan kiểm lâm tham gia bẫy khỉ nói: “Chúng tôi không biết tại sao khỉ cứ nhằm đúng Jagadish. Không biết trước đây anh có làm gì khiến nó oán giận hay không. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy một con khỉ hành động như thế. Khu vực này có khá nhiều khỉ nhưng chúng chưa bao giờ tấn công người”.
Khỉ tấn công người không phải là chuyện hiếm
Lần này, sau khi Đội Kiểm lâm của khu vực bắt được khỉ, họ đã chở nó đến khu rừng xa hơn.
May mắn cho anh Jagdish, con khỉ đã được bắt lại vào hôm 22/9. Và được thả sâu hơn vào trong rừng. Tuy nhiên, anh Jagadish vẫn ở trong nhà và cầu nguyện con khỉ không bao giờ quay trở lại.
Trước đây từng có rất nhiều vụ khỉ tấn công người và để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Ví dụ vào năm 2013, trong chuyến ghé thăm sở thú ở Ratlam, Madhya bang Pradesh, Ấn Độ. Một cậu bé đã bất ngờ bị một con khỉ điên cuồng nhảy bổ vào người tấn công. Nó bám chặt vào người cậu bé để cắn xé mà không chịu buông tha. Mặc dù bố của cậu bé đã cố hết sức để lôi con khỉ giận dữ ra khỏi người con trai. Cuối cùng, người bố và nhân viên sở thú phải dùng gậy để ngăn chặn con khỉ điên cuồng này mọi chuyện mới chấm dứt. Tuy vậy, nó đã kịp làm cậu bé phải chịu nhiều tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần.