Nam Cực không chỉ là nơi lạnh nhất trên Trái Đất mà ở đó còn ẩn chứa vô vàn những điều bí ẩn đang chờ được khám phá. Nói đến Nam Cực người ta thường nghĩ ngay đến một loài chim không biết bay-chim cánh cụt. Đã bao giờ bạn thắc mắc ở một nơi lạnh giá như thế có thể có một hệ sinh thái đa dạng hay không? Hoặc là dưới lớp băng lạnh giá ở Nam Cực thì có thể có sự sống hay không? Mới đây, người ta đã phát hiện ra một loài sứa trong suốt tuyệt đẹp.
Loài sứa với cơ thể trong suốt ở Nam Cực
Cơ thể trong suốt của những sinh vật ở thế giới đại dương luôn thật kỳ dị. Mỗi khi khám phá ra một sinh vật mới đều khiến chúng ta phải bất ngờ. Giống như loài sứa được chiếu sáng với ánh sáng lấp lánh bên trong. Khung cảnh quay này đẹp mê hoặc đã được ghi lại bên dưới lớp băng ở Nam Cực. Được chỉnh sửa thành “bố cục video ba lần”, nhà làm phim và nhà khoa học Emiliano Cimoli đã thực hiện những cảnh quay cận cảnh về sứa và các sinh vật đại dương thân mềm khác ở Biển Ross, một vùng nước sâu ở Nam Đại Dương.
Chi tiết đặc biệt trong video giúp các nhà nghiên cứu phát hiện ra hàng chục loài động vật có thân trong suốt. Trong đó có hai loài sứa vẫn chưa được khoa học biết đến. Loài sứa nhỏ này có các tuyến sinh dục màu cam bao phủ các manubrium – cấu trúc chứa dạ dày và miệng của nó.
Nghiên cứu sự sống ở Nam Cực
Tuy nhiên, Cimoli không ở đó để nghiên cứu sứa. Nói đúng hơn là ông tới thử nghiệm thiết bị cảm biến giám sát tảo băng dưới đáy biển trực tiếp. Bên trong lều dã chiến của các nhà nghiên cứu, có một lỗ quan sát khá lớn khoét sâu vào băng biển. Các nhà khoa học đưa máy ảnh xuống dưới lớp băng. Một số gắn trên bề mặt và một số gắn vào robot lặn. Mục đích là để tìm kiếm các sinh vật biển. Đặc biệt là những sinh vật khó quan sát bằng mắt thường trong môi trường sống tự nhiên của nó.
Cimoli cho biết: “Tảo băng đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới thức ăn và hệ sinh thái biển. Chủ đề nghiên cứu của các chuyến thám hiểm là điều tra sự phong phú của chúng trong điều kiện ánh sáng thay đổi, chẳng hạn như những nguyên nhân gây ra bởi biến đổi khí hậu“.
Dưới lớp băng ở Nam Cực còn rất nhiều sự sống khác
Giới khoa học vừa tìm thấy sự sống bên dưới lớp băng khắc nghiệt ở Nam Cực. Một nơi mà các nghiên cứu về đại dương học trước đây khẳng định không gì có thể tồn tại.
Giới khoa học kết hợp phân tích DNA và RNA. (RNA là một trong hai loại axit nucleic. Đây là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử) từ vật chất thu thập được trong mẫu băng. Họ xác định được hàng ngàn vi khuẩn. Trong đó một số thường xuất hiện ở hệ tiêu hóa của cá và nhiều loài sinh vật biển khác. Nó gồm cả loài sống ở nước ngọt và nước mặn.
Nhóm nghiên cứu còn thấy nấm và hai loài vi khuẩn cổ đơn bào. Chúng thường sống trong môi trường khắc nghiệt khi phân tích mẫu băng. Theo giáo sư Rogers, phát hiện trên chứng tỏ hồ Vostok từng thông với đại dương và được nối với các sông băng lớn. “Phát hiện cho thấy sự sống thật kỳ lạ. Nó kiên cường tại nơi mà vài chục năm trước chúng tôi từng nghĩ không gì có thể tồn tại được”. Giáo sư Rogers nói.