Khi bị bỏng lưỡi, bạn nên tránh các chất kích thích như rượu hoặc thức ăn cay để giúp vết thương mau lành.
Uống một tách cà phê mới pha hoặc ăn một chiếc bánh mới nướng có thể khiến lưỡi của bạn bị bỏng rát rất khó chịu. Cảm giác này sẽ tồn tại trong thời gian dài, từ 10 đến 14 ngày, đủ thời gian để các tế bào mới phát triển thay thế các tế bào bị tổn thương.
Trong khi chờ lưỡi lành lại, bạn cần thực hiện các biện pháp sau để giảm cơn đau. Cùng chúng tôi theo dõi các biện pháp với bài viết dưới đây.
Giảm cay với dầu ăn
Nếu không sử dụng các cách trên, bạn có thể chọn dầu ăn để súc miệng. Nhằm cải thiện tình trạng cay trong khoang miệng. Tuy nhiên, ít ai dùng cách làm này, vì rất ngại khi để miệng phải dính nhiều dầu ăn; gây cảm giác khó chịu.
Nếu dùng dầu ăn để giảm cay; bạn nên chọn loại dầu ăn được dùng để làm các món nộm (salad) như dầu ô-liu, dầu vừng,… để mang mùi dễ chịu hơn so với dùng dầu động vật cho các món chiên, món xào. Và đừng quên nhớ súc miệng lại bằng nước!
Giảm cay bằng cách chải răng
Thành phần trong kem đánh răng sẽ giúp bạn làm giảm bớt độ cay trong miệng khi ăn phải những thức ăn cay. Vì thế, hãy đánh răng và súc miệng lại sạch sẽ, là bạn có thể giảm cay một cách hiệu quả.
Tránh tiêu thụ chất kích thích
Sử dụng một số loại thực phẩm cay nóng và đồ uống có cồn có thể gây kích ứng hơn cho lưỡi đang bị tổn thương. Strfanac cho rằng: “Rượu vừa là chất gây kích ứng vừa có thể làm chậm quá trình chữa lành các tế bào bị thương. Thức ăn cay tuy không ảnh hưởng đến quá trình chữa lành nhưng nó có thể khiến vết thương đau đớn hơn”.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những đồ ăn, đồ uống nóng để không bị bỏng thêm một lần nào nữa. Điều này sẽ làm trì hoãn quá trình chữa lành vết thương.
Tạm ngưng cạo lưỡi
Nếu có thói quen vệ sinh răng miệng tốt, chắc hẳn bạn đã biết đến việc chải lưỡi 2 lần mỗi ngày. Stefanac nói rằng; bạn nên dừng việc chải lưỡi lại cho đến khi lưỡi lành lại để tránh kích ứng và đau thêm.
Uống sữa
Các sản phẩm từ sữa có thể khiến lưỡi bị bỏng cảm thấy dễ chịu hơn. Vì chúng có tác dụng bao phủ và làm mát lưỡi. Nếu việc uống sữa mỗi ngày khiến bạn thấy nhàm chán thì hãy thay thế bằng sữa chua hoặc sữa trái cây.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm triệu chứng và vi khuẩn trong miệng. Chính vì vậy, bạn hãy dùng nước muối để sát khuẩn lưỡi sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Uống thuốc giảm đau
Bạn có thể giảm cơn đau lưỡi khi bị bỏng bằng thuốc giảm đau không kê đơn. Chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Ngoài ra, nếu cơn đau nghiêm trọng; bạn có thể thử làm tê lưỡi bằng cách dùng gel bôi gây tê tại chỗ cho vết loét miệng và răng.
Lưu ý khi ăn cay
Cần hiểu biết về tác hại của việc ăn cay: như bị nổi mụn, nhiệt miệng, táo bón,….
Hiểu về sức khỏe bản thân: không nên ăn cay (đối với người bị loét dạ dày; viêm dạ dày mãn tính, viêm túi mật mãn tính, bệnh trĩ, đau mắt đỏ,…). Hoặc ăn cay ở mức độ vừa phải (có thể đối với người bị bệnh tim mạch; phụ nữ mang thai,…).
Tránh ăn cay vào thời điểm mùa nóng, vì dễ khiến cơ thể tăng nhiệt, mất nước và gây khó chịu.
Tránh ăn cay khi bụng đang đói, vì dễ làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Hạn chế đồ ăn vừa cay vừa nóng, vì dễ ảnh hưởng đến vòm họng; thực quản, phỏng lưỡi và dạ dày.