Trên thế giới hiện nay có hàng nghìn loài động vật khác nhau. Chúng có những hình dáng, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có những loài đặc biệt mà chúng ta chưa từng biết đến. Hoặc đã biết đến chúng nhưng chưa có nhiều thông tin về chúng. Ví dụ như loài bạch tuộc có màu hồng hay sứa phát sáng dưới lớp băng ở Nam Cực.
Hầu hết các loài động vật đều là đơn tính. Tuy nhiên, dưới đại dương có một loài động vật lưỡng tính. Chúng sinh ra mang một giới tính, sau khi trưởng thành chúng có thể tự biến đổi. Từ đó duy trì nòi giống của mình một cách đặc biệt mà loài khác không có. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loài động vật biển Pyura Chilensis đặc biệt này nhé.
Loài “đá máu” có thể tự chuyển giới từ đực thành lưỡng tính
Với bề ngoài xù xì thô ráp, chắc hẳn sẽ nhiều người lầm tưởng những sinh vật biển Pyura Chilensis này là những hòn đá nằm rải rác trên bờ biển. Đặc biệt là khi cắt chúng ra, nhiều người sẽ phải “hồn bay phách lạc” khi nhìn thấy lòng trong đỏ hỏn của “hòn đá” lạ.
Loài này được miêu tả lần đầu tiên năm 1782 bởi Juan Ignacio Molina. Nó còn có tên đá vỏ hay “liếm”. Loài “đá có máu” này sống chủ yếu ở vùng bờ biển Chile và Peru. Chúng hút nước có nhiều chất hữu cơ vào trong cơ thể và lọc bỏ các vi sinh vật để ăn. Khi sinh ra, tất cả loài này đều là con đực. Nhưng đến tuổi dậy thì, chúng chuyển giới thành lưỡng tính. Nó sinh sản bằng cách “thả” vào nước một đám tinh trùng và trứng, nếu ở một mình, nó sẽ tự sinh sản bằng cách tự thụ tinh…Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau, chúng sẽ tạo thành nòng nọc, cá thể nhỏ này sẽ định cư trên những hòn đá gần đó, rồi phát triển thành một cá thể trưởng thành hoàn chỉnh.
Thức ăn của nó là các loại vi tảo, Pyura chilensis ăn chúng bằng cách lọc chúng trong nước biển qua một vòi hút. Thứ nước trong suốt chảy ra đó thực ra là máu của loại sinh vật này và trong máu của nó tồn tại nồng độ cao nguyên tố hiếm Vanadi.
Pyura chilensis là loài động vật biển có độ dinh dưỡng cao
Người ta đã khám phá ra máu của loài Pyura Chilensis chứa lượng vanađi gấp 10 triệu lần so với nước biển. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được vai trò của nguyên tố hóa học này trong sự phát triển của sinh vật biển hòn đá sống.
Dù có vẻ ngoài không đẹp mắt nhưng “đá sống” là đặc sản của người dân địa phương. Bởi nó có dinh dưỡng gấp 3 lần hải sản thông thường. Nó có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Họ thường xắt nhỏ, đun sôi và dùng chung với nhiều món ăn khác nhau. Hoặc chiên chín ăn với bánh mì. Tuy nhiên, “đá sống” rất được ưa chuộng nhưng do sản lượng ít nên giá thành của nó rất cao. Đây là món ăn được nhiều người ưa thích bởi nó chứa nhiều i-ốt. Nó có thể được phơi khô, ăn sống, nướng. Với vị iot lạ miệng pha chút đắng và mùi xà phòng, hòn đá sống sẽ khiến thực khách không thể nào quên.